7 lý do cho thấy xung đột Ukraine thực chất là cuộc xâm lược của Nga
Kể từ khi cuộc chiến ở Donbas nổ ra, truyền thông do điện Kremlin và giới quan chức đã cố gắng làm ra thể cuộc chiến này không có mặt của Nga. Trong khi truyền thông phương Tây quả quyết Nga hậu thuẫn cho phe gọi là “quân ly khai, có các thành ngữ khác chỉ phe này như “Phiến quân” và “Quân chính phủ”. Điều này đóng góp vào luận điệu của Kremlin rằng vấn đề này như cuộc nội chiến. Dễ hiểu là từ khi cuộc xung đột này bị làm cho vẻ bề ngoài giống như một cuộc nội chiến thật thì Nga thì chối bỏ sự can thiệp của họ trong việc giải cứu “tình nguyện quân” đang nghỉ mát. Những người tình nguyện này chiến đấu vì phe ly khai ở Donbas. Tuy nhiên vẫn còn nhiều sự thật cho thấy đây không phải là một cuộc nội chiến.
.
facebook twitter euromaidanpress_transp3 English  한글 Italiano Svenska ქართული Română Deutsch Русский Português Español Nederlands עברית Čeština Français Polski Tiếng Việt
1. Truyền thông Nga khơi mào cuộc chiến.
Kể từ khi các cuộc biểu tình ủng hộ liên minh châu Âu ở Ukraine nổ ra từ năm 2013 (Tên gọi chính thức là Euromaiden) thì truyền thông từ phía Kremlin đã thực hiện một loạt các chiêu bài tuyên truyền nhằm hạ bệ phe biểu tình, cho rằng những người biểu tình là do phương Tây hậu thuẫn. Đồng thời truyền thông Kremlin còn xuyên tạc vai trò của các nhóm tổ chức cực hữu. Chuyện về “tội ác do phát xít gây ra” và lợi dụng bất kỳ sai sót nào của chính phủ Ukraine mới như việc bãi bỏ ngay đạo luật công nhận của cựu Tổng thống Yanukovych (thân Nga) về xác nhận vị thế của khu vực nói tiếng Nga. Sự việc này tạo động cơ cho các cuộc biểu tình của phe thân Nga nổ ra trên khắp vùng Đông Nam Ukraine, nơi dân cư đa số nói tiếng Nga. Sau đó, truyền thông thân Putin lợi dụng cuộc bạo loạn ở Odesa năm 2014, bạo loạn Mariupol và việc các thường dân Donbas thiệt mạng do hỏa lực bắn trả từ Ukraine là kết quả của chiến thuật dùng người làm lá chắn của bè lũ khủng bố. Chuỗi sự kiện trên dẫn tới việc tình nguyện quân lấy cớ ly khai. Có lẽ nếu truyền thông Nga không tác động lên thì cuộc xung đột cũng sẽ không bao giờ xảy ra ngay từ đầu.
Hình: Ví dụ về tuyền truyền của Nga ở Crime sau khi một nhóm lính Nga bịt mặt đổ bộ lên bán đảo, trước khi “cuộc trưng cầu dân ý” vi hiến “diễn ra vào ngày 16/3/2017. Dòng chữ trên tấm bảng: “Ngày 16/3, chúng ta chọn lựa – [Crimea với hình chữ thập ngoặc] hay [Crimea với lá cờ Nga].” Những áp phích có nội dung tương tự có mặt trên các vùng lãnh thổ mà phe ly khai gọi là “Các quốc gia Cộng hòa”
2. Cựu Đại tá của Tổng Cục An ninh Liên bang Nga “đã dấy lên cuộc chiến
Trong các cuộc bạo động ở Kharkiv, phe biểu tình đã chiếm tòa nhà hành chính khu vực. Thứ khiến “phiến quân” ở Donetsk khác biệt chính là nhóm người bịt mặt bất ngờ đi vào vùng Donbas, chiếm các tòa nhà của cảnh sát và đoạt lấy vũ khí. Igor “ Strelkov” Girkin, – nguyên Bộ trưởng Quốc phòng “Cộng hòa nhân dân Donetsk” đã thừa nhận trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 11 rằng ông chính là người đã dấy lên cuộc chiến ở Donbas từ việc thành lập đơn vị này ở Crimea. Lực lượng của đơn vị này gồm các tình nguyện quân địa phương và từ Nga. Igor cho biết:
” “Tôi chính là người đã khởi đầu cuộc chiến. Nếu đơn vị tôi mà không vượt biên giới thì mọi chuyện đã dừng lại ở Kharkiv hay Odesa rồi. Thương vong của chúng tôi lên tới hàng chục, có người bị cháy và còn có người bị bắt giữ. Nếu vậy thì đã xong rồi. Thật ra chính đơn vị chúng tôi là nguyên nhân của cuộc chiến.”
3. “Cha đẻ” của Cộng hòa Donetsk là người Nga.
Leaders-of-terrorism-in-Ukraine2
2 người Nga (thực chất là dân Moscow) đã lập ra chính thể với tên gọi Cộng hòa Nhân dân Donetsk (Donetsk People’s Republic – DNR). 2 người này là Igor Girkin (Đã đề cập ở trên) và Lãnh đạo của DNR Alexander Borodai. 2 người này đã cộng tác với nhau từ rất lâu trước đó , > luôn ủng hộ chủ nghĩa bành trướng và chính sách phục thù thời hậu chiến tranh Lạnh của Nga dù điều này rất xa so với xu thế hiện tại. Cả 2 đều cộng tác rất bài bản với Konstantin Malofeev – Người có quyền lực chính trị rất lớn theo Chính Thống giáo Nga, Konstantin còn có mộng tưởng công khai muốn phục hồi Đế quốc Nga. Sau đó Igor cùng Alexander bị buộc phải ra khỏi Donbas. Cùng lúc đó theo một số nguồn tin của Nga thì các đại biểu của điện Kremlin đã kiểm soát trực tiếp và đồng thời giữ lại Zakharchenko (Quốc tịch Ukraine). Đây chính là nhân vật nòng cốt đóng vai trò Thủ tướng của DNR. Ngoài ra nhiều nhân vật chủ chốt khác của DNR đều có gốc là người Nga.
4. Nga đã viện trợ cho phiến quân tham chiến từ mùa hè 2014.
Ở điểm này thì cuộc xung đột dường như chỉ là nỗ lực của 1 phe (Dù vẫn là Nga) nếu không muốn nói đến lượng vũ khí rót đều đều vào khắp vùng biên giới Nga-Ukraine. Việc viện trợ bắt đầu từ tháng 6 sau khi phe khủng bố chiếm hầu hết các trạm kiểm tra (checkpoint) trải dọc biên giới với Nga. Biên giới đã được Nga và phe ly khai đánh dấu. Tuy nhiên không có bên nào khác giám sát việc đánh dấu này. Trong khi có rất ít bằng chứng có lợi cho Nga và NATO trong việc cáo buộc Nga đưa vũ khí qua biên giới. Thêm một vấn đề nữa là Tổ chức An ninh & Hợp tác châu Âu (OSCE) bị cấm không được tiến vào hầu hết các trạm kiểm tra vùng biên giới. Xuất hiện các bằng chứng cáo buộc ghi nhận về các loại xe của Nga lần đầu tiên xuất hiện ở Nga và cả ở Donbas. Trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống tên lửa Бук được cho là đã bắn hạ phi cơ MH-17. Một số loại xe và vũ khí được ghi nhận có xuất hiện ở Ukraine thực chất là do Nga phát triển và chưa bao giờ được quân đội Ukraine sử dụng.
5. Nga pháo kích vào các vị trí của quân Ukraine dọc theo biên giới
 
Động thái đầu tiên của cuộc chiến đến từ tháng 7/2014 khi pháo của Nga khai hỏa vào quân Ukraine trong khi những người này đang ra sức bảo vệ biên giới. Các cuộc tấn công được ghi nhận thông qua rất nhiều các đoạn phim và tư liệu của truyền thông. Sau đó còn có các kết luận của nhóm điều tra Bellington đưa ra. Các cuộc pháo kích gây ra tổn thất nghiêm trọng đến vật chất , nhân sự và khiến binh lính Ukraine phải rút về phía Tây.
Image: released by NATO
6. Lính Nga đã tham chiến ở Donbas từ tháng 8.
Ngoài bằng chứng rõ ràng cho thấy ngoài việc lính Nga chiếm Crimea thì còn nhiều trường hợp ghi nhận lính Nga còn chiến đấu cả trong lãnh thổ Ukraine. Có lẽ rõ ràng nhất là vào tháng 8/2014 khi Ukraine tổ chức tấn công và tiêu diệt các phòng tuyến của “quân ly khai” thì đã có hàng loạt nhóm quân Nga vượt biên giới. Dẫn đến trận đánh Ilovaisk (Bắt đầu ngày 7/8/2014 khi quân đội Ukraine đối đầu với các nhóm bán quân sự thân Nga. Ukraine ra sức chiếm lại thành phố Ilovaisk từ các tay súng xâm nhập vào lãnh thổ). Tiếp theo sau đó từ ngày 25 – 28/8, phe xâm nhập và phiến quân (Cộng tác với DNR) còn chiếm luôn Novoazovsk. Các nguồn tin từ Ukraine và NATO xác nhận điều này. Đáng chú ý nhất là hàng loạt báo cáo của Nga về việc lính Nga bị thương và bị tiêu diệt ở Ukraine. Tổng số thương vong lên tới hàng trăm. Gần đây có câu chuyện mới nổi lên về một binh sĩ tank từ Siberia – phía Đông nước Nga vượt biên giới cùng đơn vị thiết giáp của người này, chiến đấu trong trận đánh Debaltseve.
7. Phiến quân “là dân địa phương” nhưng thực chất không phải vậy.
Dù tất cả các lý do trên rất chi tiết, vẫn chỉ cho thấy Nga chỉ viện trợ vũ khí và có ảnh hưởng nhất định lên nhóm phiến quân. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ hơn về thành phần của “Lực lượng vũ trang Novorossiya” thì thấy rõ phần lớn lực lượng này là người Nga , đa số không được tuyển mộ và huấn luyện ở Nga. Các cuộc thẩm vấn tù binh cùng tình nguyện quân cho thấy tất cả đều là phiến quân, hé mở câu chuyện: Nga thực chất là đang lập ra các đơn vị quân đội mới; huấn luyện, cấp vũ khí và có khi còn trực tiếp chỉ huy số phiến quân này. Đã có hàng loạt cáo buộc cho thấy số tình nguyện quân ở địa phương gia tăng ở mức báo động. Vấn đề vẫn là không thể biết chính xác có bao nhiêu phiến quân địa phương là công dân Ukraine..
Vậy thì đây là kiểu chiến tranh gì?
Cuộc xung đột này được truyền thông Nga biện minh đủ đường, bắt đầu từ các đơn vị được lập ở Nga, do người Nga chỉ huy trong suốt một thời gian dài, cũng chính vũ khí và đạn dược của Nga đổ vào. Pháo binh, quân chính quy cũng như rất nhiều lực lựng không chính quy Nga tham chiến. Nếu bạn nhìn vào những sự thật đã nêu ra thì sao mà gọi cuộc chiến Nga-Ukraine này là chỉ là cuộc nội chiến trong lòng Ukraine được? Thậm chí dù truyền thông phe đối lập đã tuyên truyền bằng mọi cách.
facebook twitter euromaidanpress_transp3
Tham gia: tham gia cùng chúng tôi! Dịch bài này qua ngôn ngữ của bạn
You could close this page. Or you could join our community and help us produce more materials like this.  We keep our reporting open and accessible to everyone because we believe in the power of free information. This is why our small, cost-effective team depends on the support of readers like you to bring deliver timely news, quality analysis, and on-the-ground reports about Russia's war against Ukraine and Ukraine's struggle to build a democratic society. A little bit goes a long way: for as little as the cost of one cup of coffee a month, you can help build bridges between Ukraine and the rest of the world, plus become a co-creator and vote for topics we should cover next. Become a patron or see other ways to support. Become a Patron!